Có bạn tu theo Phật giáo nguyên thủy nói thiền định chỉ dành cho người có phước báu, mình thấy cũng hợp lý. Vì chánh định là chi cuối cùng trong Bát chánh Đạo.
Muốn thiền định được thì phải hiểu thiền là gì? có những phương pháp thiền nào? thiền đưa đến cái gì? Đây là trí tuệ. Là chánh kiến, chánh tư duy.
Muốn thiền định được thì phải hiểu thiền là gì? có những phương pháp thiền nào? thiền đưa đến cái gì? Đây là trí tuệ. Là chánh kiến, chánh tư duy.
Muốn nhập thiền Định được thì phải có đủ phước, đó là khi ruộng phước từ chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng đã đủ rộng lớn, tự nhiên thân tâm thanh tịnh sẽ nhập thiền định được. Nhiều người không sao ngồi thiền được vì phước chưa đủ nên tâm động loạn.
Có người lại vì không hiểu thiền là gì mà thấy người ta ngồi thiền cũng học theo ngồi thiền, như vậy là lãng phí thời gian, mà không được tác dụng gì. Ngược lại có thể bị ức chế tâm thức, sản sinh ra nhiều chướng ngại, thành ra mất niềm tin vào Phật pháp.
Vì vậy học Phật pháp phải có trình tự rõ ràng, phải đọc kinh điển để có kiến thức, rồi tư duy suy ngẫm về Pháp tu, rồi mới tu. Đó là văn tư tu, còn chưa biết gì cả mà ngồi thiền thì cũng như không thiền.
Có người lại vì không hiểu thiền là gì mà thấy người ta ngồi thiền cũng học theo ngồi thiền, như vậy là lãng phí thời gian, mà không được tác dụng gì. Ngược lại có thể bị ức chế tâm thức, sản sinh ra nhiều chướng ngại, thành ra mất niềm tin vào Phật pháp.
Vì vậy học Phật pháp phải có trình tự rõ ràng, phải đọc kinh điển để có kiến thức, rồi tư duy suy ngẫm về Pháp tu, rồi mới tu. Đó là văn tư tu, còn chưa biết gì cả mà ngồi thiền thì cũng như không thiền.
Chánh niệm sẽ đưa đến chánh định, muốn chánh niệm tỉnh giác thì tâm phải an ổn, thanh tịnh nhất định, thanh tịnh đến một mức độ nhất định sẽ ngộ được thiền sát na, liền thông suốt thiền.
Bát chánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tin thấn, chánh niệm, chánh định.
Thứ tự này rất quan trọng, nên hiểu rõ. ví dụ hiểu Nhân Quả là gì? đây là phạm trù chánh tư duy, nhờ hiểu biết rõ về Nhân Quả mà giữ Giới là chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng.
Thứ tự này rất quan trọng, nên hiểu rõ. ví dụ hiểu Nhân Quả là gì? đây là phạm trù chánh tư duy, nhờ hiểu biết rõ về Nhân Quả mà giữ Giới là chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng.